Gặp phải tình trạng suy nghĩ quá nhiều, hay còn gọi là overthinking, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cả sức khỏe cơ thể của chúng ta. Khi chúng ta quá tập trung vào suy nghĩ, bộ não hoạt động không ngừng và tiêu tốn một lượng lớn năng lượng. Kết quả là chúng ta trở nên mệt mỏi, căng thẳng và kiệt sức.
Overthinking là gì ?
Overthinking là một biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu, khiến người bị mắc bệnh có xu hướng trở nên cực kỳ lo lắng đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí là lo lắng vô cùng không lý. Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, gây suy giảm trí nhớ, và gây ra tình trạng trầm cảm và tự kỷ.
Tác hại của Overthinking
Một trong những tác động của overthinking là mất ngủ. Khi đầu óc bị quá tải bởi những suy nghĩ không ngừng, khó khăn trong việc thư giãn và đạt được giấc ngủ sẽ tăng lên. Cảm giác lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực liên tục khiến cho chúng ta khó có thể thư giãn đủ để vào giấc ngủ sâu và bình yên. Mất ngủ lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm giảm hiệu suất làm việc và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.
Hơn nữa, overthinking cũng có thể gây ra vấn đề về ăn uống. Khi chúng ta mải mê suy nghĩ, quá lo lắng và căng thẳng, lượng hormone cortisol trong cơ thể tăng cao. Sự gia tăng này có thể gây ra cảm giác không thèm ăn hoặc ngược lại, gây ra cảm giác thèm ăn quá mức. Do đó, overthinking có thể dẫn đến thay đổi trong chế độ ăn uống, từ việc không ăn đủ, lười ăn hoặc ăn quá nhiều, đặc biệt là thức ăn không tốt cho sức khỏe. Điều này gây ra sự mất cân đối dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác tự tin của chúng ta.
Cách thoát khỏi overthinking
Để giải quyết tình trạng overthinking, có một công cụ đơn giản và hiệu quả mà Miss xin chia sẻ với mọi người, đó là việc xác định phạm vi quan tâm và phạm vi ảnh hưởng. Khi một suy nghĩ bất kỳ nảy lên trong đầu, hãy dừng lại và đặt câu hỏi: Điều này có thật sự liên quan gì đến mình không? Nếu không, hãy từ bỏ suy nghĩ đó và chuyển sự tập trung vào những điều khác.
Nếu suy nghĩ liên quan đến chúng ta và có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, hãy xem xét xem chúng thuộc phạm vi quan tâm hay phạm vi ảnh hưởng.
Phạm vi quan tâm và phạm vi ảnh hưởng.
Phạm vi quan tâm
Phạm vi quan tâm bao gồm những vấn đề quan trọng đối với cuộc sống cá nhân của bạn. Như gia đình, tình yêu, công việc và tài chính.
Phạm vi ảnh hưởng
Trong phạm vi quan tâm, còn có một phạm vi nhỏ hơn, được gọi là phạm vi ảnh hưởng, đó là những vấn đề mà chúng ta có khả năng và quyền hạn ảnh hưởng đến.
Phân loại suy nghĩ trách bị overthinking
Việc xác định phạm vi quan tâm và phạm vi ảnh hưởng. Sẽ giúp chúng ta tập trung vào những vấn đề thực sự quan trọng và có thể giải quyết được. Chúng ta không nên mất thời gian và năng lượng vào những vấn đề. Mà chúng ta không có khả năng thay đổi hay ảnh hưởng đến. Bằng cách tập trung vào phạm vi ảnh hưởng, chúng ta sẽ dành thời gian và năng lượng cho những việc có thể thay đổi và đạt được kết quả tích cực.
Bí mật phân loại suy nghĩa trách bị overthinking
Một bí quyết quan trọng khi áp dụng phương pháp này là nhận biết và loại bỏ những suy nghĩ không nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Có ba thứ cụ thể mà chúng ta cần chú ý để tránh rơi vào overthinking: quá khứ, tương lai và ý kiến của người khác.
Quá khứ
Quá khứ là điều không thể thay đổi. Dành quá nhiều thời gian và năng lượng để lo lắng về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ chỉ làm cho chúng ta mất thời gian và không giải quyết được gì. Thay vào đó, hãy tập trung vào hiện tại và tương lai, vào những điều chúng ta có thể thay đổi và ảnh hưởng đến.
Tương lai
Ngoài ra, lo lắng về tương lai cũng là một nguồn gốc chính của overthinking. Tương lai không thể biết trước và nhiều điều có thể xảy ra. Thay vì lo lắng về tương lai. Hãy tập trung vào việc xây dựng và định hướng cho tương lai. Bằng cách đặt mục tiêu và thực hiện những hành động cụ thể trong hiện tại.
Hành vi của người khác
Cuối cùng hành vi của người khác cũng không nên chiếm quá nhiều suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta không thể kiểm soát được những gì người khác nghĩ và làm. Vì vậy không nên dành quá nhiều thời gian để lo lắng về điều đó. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp.
Trên đây là công cụ đầu tiên để thoát khỏi vòng lặp overthinking. Nếu bạn muốn biết thêm về ba công cụ khác để giải quyết vấn đề này. Hãy tiếp tục đón đọc bài viết tiếp theo của Miss.
Xem thêm các tips về phụ nữ:
Sở hữu vóc dáng đẹp với chế độ ăn uống khoa học
Phong cách và ý nghĩa của áo dài truyền thống trong cuộc sống hiện đại
9 kỹ năng quản lý thời gian giúp phụ nữ đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và sự nghiệp
Là phụ nữ Việt Nam, bạn phải có ít nhất một bộ ảnh với áo dài
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ CHỤP ẢNH BÊN DƯỚI
Địa chỉ chi nhánh 1: 778/11 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh 2: 71 – 73 Ung Văn Khiêm, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
Hotline : 028 7777 8998
Fanpage: Miss Áo Dài và Miss Áo Dài – Cần Thơ
Zalo: Chụp ảnh áo dài Miss Áo Dài
Maill: missaodaisgvn@gmail.com